THỊT BẨN, THỊT CHỨA HÓA CHẤT BỦA VÂY NGƯỜI TIÊU DÙNG
Theo số thống kê của Viện Kiểm nghiệm Thực phẩm Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 62% mẫu thịt gia súc, gia cầm không an toàn cho người sử dụng.
Theo số liệu của Bộ Y Tế, mỗi năm có 75.000 người chết vì ung thư – trung bình một ngày có 250 người chết vì ung thư. Trong đó, tỉ lệ người mắc bệnh ung thư do thực phẩm bẩn chiếm 35%.
Độ tuổi mắc bệnh ung thư ngày càng trẻ hóa, trước đây sau 45 tuổi thì bây giờ độ tuổi này đã đã giảm xuống. Như vậy không còn là yếu tố về tuổi tác, nó liên quan rất nhiều tới yếu tố môi trường. Trong đó, các ung thư có thể xảy ra như ung thư dạ dày, thực quản, ung thư gan, ung thư tuỷ, ung thư vòm họng, ung thư đại trực tràng…
VẬY PHÂN BIỆT THỊT LỢN BẨN BẰNG CÁCH NÀO?
Theo kinh nghiệm của những bà nội trợ tinh ý: “Thịt lợn thường có màu hơi hồng, không đỏ rực. Nhìn vào phản thịt thấy cả nạc và mỡ, chứ không phải toàn nạc. Mỡ và bì càng dầy chứng tỏ lợn được nuôi lâu, không ăn cám tăng trọng. Màu mỡ trắng phau chứng tỏ con lợn khỏe mạnh, không ốm.”
Thịt lợn sạch khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao, các thớ thịt đều, khi chế biến có mùi thơm, không bị ra nước, thậm chí còn nở hơn. Lợn nuôi bằng thức ăn chứa hóa chất, da có độ căng khác thường, trương mỏng, có cảm giác như ứ nước bên trong, trên da còn xuất hiện đốm đỏ. Lợn siêu nạc có phần nạc gần sát với da, có nhiều cục nạc u lên, mỡ ít, chỉ mỏng khoảng 0,4 cm, thịt có màu đỏ như thịt bò, khi nấu nướng bị mất chất béo.
Bên cạnh đó, đối với thịt lợn đã bị ôi, một số người bán hàng thường tẩm ướp hàn the, muối diêm… để đánh lừa cảm quan người tiêu dùng là thịt vẫn còn tươi. Do đó, khi mua thịt người tiêu dùng cần lưu ý miếng thịt có tẩm hàn the rất tươi, cầm thấy cứng nhưng khô, thớ thịt săn, không dính…
Khi cắt sâu vào bên trong, thịt khá nhũn, chảy dịch, có mùi, có độ đàn hồi kém. Trong trường hợp người bán còn pha phẩm màu với máu lợn để thoa vào miếng thịt cho thịt đẹp như thịt tươi. Loại thịt này khi rửa sẽ chuyển màu nhợt và có mùi tanh rất khó chịu. Thịt, mỡ có màu vàng cũng không nên mua!
ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT THỊT SIÊU NẠC CÓ HÓA CHÂT:
1. Xem lớp mỡ bên dưới da miếng thịt, nếu lớp mỡ mỏng và lỏng lẻo nên tránh. Thông thường lợn siêu nạc được ăn hóa chất nên lớp mỡ mỏng hẳn đi, có khi dày chưa đến 1cm, trong khi lớp mỡ của thịt lợn bình thường khoảng 1,5-2cm.
2. Nhìn màu sắc: Thịt lợn có chứa các độc chất ractopamine và clenbuterol thường có màu đỏ tươi khác thường, sáng và bóng.
3. Thái miếng thịt ra từng đoạn dày bằng 2-3 ngón tay, nếu thấy thịt mềm, không đứng thẳng được trên bàn rất có thể thịt đã nhiễm chất tăng trọng.
4. Quan sát xem chỗ liên kết giữa phần nạc và mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời có nước dịch màu vàng rỉ ra, chắc chắn đó là thịt siêu nạc.
Trong trường hợp không xác định được rõ nguồn gốc của thịt, thì nên làm theo khuyến cáo của PGS.TS Trịnh Lê Hùng:
Đối với tất cả các loại thịt mua về trước khi chế biến chính thức phải trần bỏ đi nước đầu. Nhưng nếu ngay từ khi trần nước sôi, thịt có mùi kháng sinh thì phải bỏ luôn. Không mua thịt có màu đỏ tươi, không có độ dẻo dính. Khi thái thịt, các thớ thịt, bắp thịt nếu có bọc nhỏ màu trắng phải loại bỏ ngay, không được chế biến vì đó là kén sán. Lớp mỡ giữa thịt và da phải dày 1,5-2cm, nếu mỏng chưa đến 1cm không nên mua về ăn. Quan sát chỗ liên kết giữa phần nạc và mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời có nước dịch màu vàng rỉ ra thì chắc chắn đó là thịt “siêu tăng trọng”.
Để bảo vệ sức khỏe của gia đình và bản thân, không gì khác ngoài việc mỗi chúng ta phải là một người tiêu dùng thông thái, có kiến thức và kiên quyết nói KHÔNG với các nguồn thực phẩm bẩn. Trên đây là một số kinh nghiệm thực tế và được sưu tầm từ sách báo MEAT BOX muốn chia sẻ với các Khách hàng của mình.
Thịt heo và thịt gà vi sinh của MEAT BOX được chăn nuôi truyền thống, tự nhiên, sử dụng thức ăn là cám gạo hữu cơ, men vi sinh Nhật Bản và tảo. Thịt có vị ngọt, thơm đặc trưng, không chứa chất cấm, độc hại, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Gọi số Hotline: 0906.618.658 – 0909.081.051 để được giao hàng tận nơi!
Trả lời